Lậu hoặc
1- Hộ trì các căn
2- Tiết độ ăn uống
3- Chú tâm tỉnh giác.
Lậu hoặc phải hiểu nghĩa là sự phiền não, là sự đau khổ của thân và tâm, chứ đừng hiểu theo nghĩa của Đại Thừa là rò rỉ. Theo tự điển Phật Học Việt Nam thì lậu hoặc có nghĩa là phiền não. Phiền não thì chưa đủ nghĩa vì phiền não mới chỉ cho tâm đau khổ, còn thiếu phần thân.
Cho nên, ý của đoạn kinh này phải hiểu nghĩa lậu hoặc là chỉ cho sự đau khổ của thân và tâm. Tâm vô lậu tức là tâm chấm dứt luân hồi tái sinh. Mục đích tu hành theo Phật giáo là làm cho hết sự đau khổ của thân tâm.
Hết sự đau khổ của thân tâm mới được gọi là vô lậu. Một vị chứng quả A La Hán gọi là bậc vô lậu, là bậc không còn đau khổ thân tâm, bậc bất động trước các pháp ác (phiền não) và các cảm thọ (sự đau nhức).
Người còn phiền não giận hờn thương ghét..., người còn bệnh tật khổ đau, rên rỉ thì không thể gọi là vô lậu. Cho nên, đức Phật xác định một câu ngắn gọn: “Nói lậu hoặc là chỉ đau khổ”. Hết lậu hoặc là hết đau khổ.
Con đường tu theo Phật giáo là phải hết lậu hoặc. Bậc vô lậu là bậc giải thoát của Phật giáo.
Gợi ý
-
Muốn đoạn dứt các sự đau khổ - (lậu hoặc)
thì phải “như lý” giải thoát mà “tác ý”; Tâm có tham thì “Tham là ác pháp là khổ đau hãy đi, đi!” hoặc “Tham không phải là ta. Ta không chấp nhận ngươi, ngươi hãy đi, đi!”. Tâm có sân thì “Sân là ác pháp là khổ đau hãy...
-
Muốn diệt lậu hoặc cho sạch
tức là muốn diệt ngũ triền cái và thất kiết sử thì phải tu tập Tứ Niệm Xứ rồi nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền và thực hiện Tam Minh mới làm chủ được thân, thọ nghĩa là thân, thọ mới được thanh tịnh, tức là bệnh...
-
Muốn đoạn tận các lậu hoặc
thì phải tu tập hằng ngày để đoạn trừ cho được lậu hoặc, đó là: 1/ Hộ trì các căn, 2/ Tiết độ ăn uống, 3/ Chú tâm tỉnh giác. Muốn Hộ trì các căn thì phải giữ gìn trọn vẹn hạnh độc cư như con tê ngưu một sừng.Hộ...
-
Ba điều để đoạn tận lậu hoặc
1- Độc cư, 2- Ăn uống, 3- Tỉnh giác.
-
Ba lậu hoặc
là tham, sân, si.
-
Đoạn tận lậu hoặc
gồm có ba phần: Phần thứ nhất: Hộ trì các căn. Phần thứ hai: Chú tâm tỉnh giác. Phần thứ ba: Tiết độ trong ăn. Chính vì ăn uống phi thời nên chẳng bao giờ đoạn tận lậu hoặc được.